Tiếng Việt | English

Khảo sát nghiên cứu cây bản địa và chuyển giao KHCN cho các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

20/10/2017 17:08     1900

Nằm trong chuỗi các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, Đoàn công tác trường Đại học Thủ Dầu Một đã tiến hành các chuyến nghiên cứu thực tế, tìm kiếm và nhân giống các cây bản địa tại khu vực Đông Nam Bộ - Tây Nguyên, góp phần bảo tồn và chuyển gen quí cây bản địa, các cây có hợp chất y sinh và đa dạng sinh học. 

Trong các chuyến đi được tổ chức hàng tháng, các nhà khoa học trường ĐH Thủ Dầu Một đã đi qua nhiều địa phương thuộc các tỉnh Đông Nam Bộ - Tây Nguyên để nghiên cứu, tìm kiếm nhằm nhân giống các loài cây quý bản địa; đồng thời kết hợp chuyển giao kỹ khoa học công nghệ cho các tỉnh.

Việc khảo sát và nắm bắt dữ liệu các cây thân gỗ, cây có hoạt tính sinh học và y sinh không những góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn loài cây bản địa mang lại hiệu quả trong công tác giống và bảo tồn, đa dạng sinh học, mà còn nâng cao ý thức giáo dục, xây dựng truyền thống giữ và bảo vệ rừng, cây bản địa cho khu vực. Bên cạnh đó, trường Đại học Thủ Dầu Một đang từng bước thành lập kho dữ liệu về sinh học cho khu vực Đông Nam Bộ, phục vụ công tác nghiên cứu của nhà khoa học, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên trong và ngoài nước.

Trong các chuyến công tác, Trường cũng tiến hành chuyển giao công nghệ các chế phẩm sinh học EM, Trichoderma cho Trung tâm chuyển giao khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Kon Tum (tháng 10/2017), tỉnh Ninh Thuận (tháng 7/2017). Chế phẩm sinh học EM hay còn gọi là Vi sinh vật hữu hiệu- Effective microorganisms (EM) là tập hợp các loài vi sinh vật có ích (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc), sống cộng sinh trong cùng môi trường. Có thể áp dụng chúng như là một chất cấy nhằm tăng cường tính đa dạng vi sinh vật đất, bổ sung các vi sinh vật có ích vào môi trường tự nhiên, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do các vi sinh vật có hại gây ra. Kết quả là có thể cải thiện chất lượng và làm tốt đất, chống bệnh do vi sinh vật và tăng cường hiệu quả của việc sử dụng chất hữu cơ của cây trồng. Các sản phẩm TDM-1, TDM-2 của Trường đã được nông dân tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Kom Tum phấn khởi đón nhận và sử dụng trong cải thiện kinh tế nông hộ.

 
PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp - Hiệu trưởng Nhà trường cùng lãnh đạo khoa Khoa học Tự nhiên, Viện Phát triển Khoa học Công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm và các nhà khoa học khảo sát thực tế, đối sánh các mẫu vật và hồ sơ phân loại cây bản địa tại Khu bảo tồn sinh thái Thác Mai- Đồng Nai


TS. Ngô Hồng Điệp- Phó Hiệu Trưởng cùng với đoàn công tác chuyển giao các sản phẩm ứng dụng do trường sản xuất cho Trung tâm chuyển giao khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Kon Tum

PGS.TS Nguyễn Thanh Bình - Trưởng khoa Khoa học Tự nhiên củng các giảng viên tập huấn cho cán bộ nông nghiệp, giáo viên và người dân tại tỉnh Ninh Thuận

Bài, ảnh: Thanh Bình

 

BÀI ĐĂNG CÙNG CHỦ ĐỀ
Thống kê truy cập

 Đang truy cập: 160

 Tất cả: 3881990